Rất nhiều người thường đặt ra câu hỏi nâng mũi ăn bún được không. Điều này cũng không có gì lạ vì chế độ chăm sóc hậu phẫu sau khi nâng mũi sụn tai tự thân đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi. Muốn biết rõ hơn về chế độ ăn uống và chăm sóc chuẩn khoa học sau nâng mũi, đừng bỏ lỡ bài viết này của Bác Sĩ Long.
Nâng mũi ăn bún được không: Lý giải chi tiết
Muốn có một dáng mũi đẹp như ý khi nâng thì tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chăm sóc kỹ, vết thương sẽ nhanh phục hồi và ít để lại sẹo.
Nâng mũi xong có ăn bún đậu được không?
Bún đậu là đặc sản thơm ngon, món khoái khẩu của nhiều người. Thành phần bún đậu lại có khá nhiều nguyên liệu nên rất nhiều người mới nâng mũi thắc mắc có ăn được không. Bún làm từ gạo là thực phẩm lành tính nhưng những thực phẩm ăn kèm đa số là đồ chiên rán không tốt cho quá trình phục hồi.
Không chỉ thế, mắm tôm là thực phẩm cần hạn chế sau khi nâng mũi. Thức ăn này khá dễ sặc, không hề tốt cho dáng mũi đang trong quá trình định hình. Vì thế, bạn cần cẩn thận khi ăn bún đậu mắm tôm sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật nâng mũi có được ăn bún chả?
Bún cá là món đặc sản Hà Nội được mọi người yêu thích. Nguyên liệu làm bún chả khá đa dạng, nào là bún, thịt heo, rau… Nhìn chung, thực phẩm này khá lành tính nên bạn hoàn toàn có thể ăn sau khi nâng mũi.
Khi bổ sung những món ăn đầy đủ dinh dưỡng như thế, vết thương sẽ mau lành hơn. Tuy nhiên, khi ăn bún chả, bạn không nên ăn ớt cay hoặc những nguyên liệu kích thích như hành, tỏi…
Xem thêm bài viết: Viêm xoang có nâng mũi được không ?
Nâng mũi có ăn bún thịt nướng được không?
Bún thịt nướng là món ăn giàu dinh dưỡng và thơm ngon được nhiều người yêu thích. Thế nên, rất nhiều chị em thắc mắc nâng mũi có ăn bún được không. Đối với bún thịt nướng thì không có vấn đề gì vì nguyên liệu chủ yếu là bún, thịt heo và rau.
Thế nên, bạn hoàn toàn có thể ăn bình thường sau khi phẫu thuật xong. Tuy nhiên, không nên ăn quá cay vì điều này không tốt cho quá trình phục hồi.
Sau nâng mũi có được ăn bún bò không?
Bún bò là món ăn thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bữa sáng. Dù yêu thích bún bò đến đâu thì bạn cũng không nên ăn sau phẫu thuật thẩm mỹ. Thịt bò chứa một hàm lượng dinh dưỡng lớn với rất nhiều đạm.
Tuy nhiên, phần vi sắc tố của thịt bò không tốt cho vết thương hở. Chúng có thể gây ra tình trạng sẹo sậm màu, sẹo thâm cho vết thương hậu phẫu.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho vết thương sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để vết thương mau lành. Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho những người mới phẫu thuật:
- Thực phẩm chứa nhiều sắt: Huyết, gan động vật… rất tốt cho quá trình tạo máu, bù vào lượng đã mất sau phẫu thuật.
- Thịt heo: Đây là nguồn protein chất lượng cao rất tốt cho quá trình tạo mô, giúp vết thương mau lành.
- Các loại hạt và ngũ cốc: Đây là những thực phẩm bổ sung chất béo thực vật, đẩy nhanh hấp thụ vitamin để tăng cường hệ miễn dịch.
- Những loại quả mọng nước: Nho, dâu tây, mâm xôi, việt quất xanh… có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Không những thế, chất chống oxy hóa trong các loại quả này có thể hạn chế mưng mủ, sẹo lồi, sẹo thâm.
- Rau củ quả màu đậm: Ớt chuông, rau bịa, khoai lang, súp lơ… rất giàu vitamin, khoáng chất. Chúng có khả năng chống viêm giảm sưng, mờ thâm, tăng cường đề kháng.
Những thực phẩm nên kiêng với người mới nâng mũi
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người mới nâng mũi nên hạn chế một số món ăn có khả năng ảnh hưởng tới quá trình phục hồi vết thương.
- Hạn chế những thực phẩm có tính kích thích như tỏi, ớt, cafe, rượu, bia, thuốc lá…
- Tránh xa những thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, nước uống có ga…
- Bạn cần kiêng ăn cả những thực phẩm có thể gây thâm, sẹo cho vết thương như thịt bò, hải sản, rau muống, đậu phộng…
- Không nên ăn thực phẩm có chất tanh vì chúng khiến vết thương lâu lành hơn.
- Kiêng những thực phẩm quá cứng, trái cây quá chua.
Chế độ chăm sóc sau khi nâng mũi
Ngoài thắc mắc nâng mũi ăn bún được không, nhiều người cũng chưa biết cách chăm sóc hậu phẫu. Để có dáng mũi đẹp và giúp vết thương mau lành, bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau đây:
- Không chạm tay vào hoặc gãi khu vực mới phẫu thuật vì có thể làm tụ máu hoặc đụng vào vết thương gây chảy máu.
- Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước.
- Không nên đeo kính và tập thể dục trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì có thể làm vết thương bị thâm.
- Vệ sinh vết mổ thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng thêm các thuốc kháng sinh, giảm đau, chống sẹo… theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm bài viết: Nâng cao sống mũi không cần phẫu thuật được không ?
Lời kết
Trên đây là một số kiến thức trả lời câu hỏi nâng mũi ăn bún được không. Bún là thực phẩm dinh dưỡng không cần phải kiêng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khi dùng kết hợp với những nguyên liệu khác thì cần lưu ý để tránh vết thương bị sẹo, thâm hoặc lâu lành.